Với trên 18 năm kinh nghiệm và nhiều Thẩm định viên có kinh nghiệm trong công tác thẩm định giá, Chúng tôi hiện đang là đối tác quan trọng và uy tín, nằm trong Short List của nhiều Ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank,... và các Doanh nghiệp, Các cá nhân có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Thẩm định giá Máy móc Thiết bị.
![]() |
Dịch vụ Thẩm định giá Máy móc Thiết bị |
DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ
***
1. Khái niệm Thẩm định giá Máy móc thiết bị:
✅ Thẩm định giá máy móc thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một số thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp.
✅ Máy móc thiết bị có thể được thẩm định giá vì nhiều mục đích khác nhau. Khi thẩm định giá vì mục đích tài chính máy móc thiết bị được áp dụng giống như các thức thẩm định giá các tài sản khác. Vận dụng khái niệm giá trị thị trường và phương pháp chi phí thay thế khấu hao khi thẩm định giá cho những mục đích khác nhau với mục đích báo cáo tài chính, máy móc thiết bị được thẩm định giá bằng cách áp dụng một số cơ sở thẩm định giá thích hợp, việc thẩm định giá máy móc thiết bị có thể dựa trên thị trường tùy theo mục đích sử dụng của việc thẩm định giá cũng như đăc điểm của máy móc thiết bị.
3. Phương pháp Thẩm định giá Máy móc Thiết bị:
2. Máy móc thiết bị Thẩm định giá bao gồm:
✅ Các loại dây chuyền sản xuất - dây chuyền công nghệ;
✅ Máy khai thác đá, máy công nghiệp, máy công cụ;
✅ Các phương tiện vận tải như: xe tải, xe du lịch, xe đào, xe cần cẩu, xà lan; tàu; thuyền;....
✅ Các máy móc, thiết bị trong các lĩnh vực: Y tế, khoa học, giáo dục, phát thanh, truyền hìnhvăn hoáthể dục thể thao, mạng và phần mềm tin học, nội thất, vật tư và xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thiết bị phát hành thẻ, hệ điều khiển lò hạt nhân, hệ thống kiểm tra an toàn bức xạ hạt nhân; .....
3. Phương pháp Thẩm định giá Máy móc Thiết bị:
Cách tiếp cận từ chi phí
là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi
phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài
sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá.
Nội dung
- Cách tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định
giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở giá thị trường hoặc phi thị trường.
- Áp dụng trong trường hợp:
+ Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp
cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập.
+ Có dự định tạo ra một tài sản mới hoặc khi thẩm định giá
công trình mới được xây dựng hoặc tài sản mới được chế tạo.
+ Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác.
- Công thức xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cách
tiếp cận chi phí
+ Phương pháp chi phí tái tạo.
Phương pháp chi phí tái tạo dựa trên chi phí tạo ra tài sản
giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm
đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.
Công thức:
Giá trị ước tính của
tài sản
|
=
|
Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà
đầu tư)
|
-
|
Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)
|
+ Phương pháp chi phí thay thế.
Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra tài
sản thay thế, tương tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng
được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật
mới hơn. Thông thường, tài sản thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với
chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ
biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy
kế của tài sản thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn
cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.
Công thức:
Giá trị ước tính của
tài sản
|
=
|
Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà
đầu tư)
|
-
|
Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm
phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh
trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)
|
Các
nguyên tắc áp dụng
Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt
được mức hữu dụng tối đa trong những
hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về
pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản.
Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết
đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó.
Nguyên tắc cung - cầu
Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung
và cầu về tài sản đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng
tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch
với cung về tài sản.
Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu,
trong đó có các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế - xã hội khác biệt
với những thuộc tính của các tài sản
khác. Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này được phản ánh trong
cung - cầu và giá trị tài sản.
Nguyên tắc cạnh tranh
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh
tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận.
Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với
nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Do đó, giá trị của tài sản được hình
thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.
Nguyên tắc đóng góp
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản
có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.
Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành
tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị
của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn
bộ là bao nhiêu.
Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính
khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử
dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
4. Mục đích Dịch vụ Thẩm định giá Bất động sản:
✅ Mua bán sát nhập, chuyển nhượng tài sản;
✅ Cổ phần hóa, mua bán, sát nhập doanh nghiệp, (M&A)...
✅ Liên doanh, thành lập, chuyển đổi, hoặc giải thể doanh nghiệp;
✅ Thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng;
✅ Hạch toán kế toán, thanh lý tài sản, bảo hiểm, đền bù, giải tỏa,...
✅ Xác định giá trị tài sản, dự án đầu tư, giá trị thương hiệu,...
✅ Thẩm định tài sản phục vụ điều tra, xét xử, phân chia, tranh chấp tài sản,...
✅ Chứng minh tài chính để đi du học, du lịch, định cư, hợp tác, góp vốn,...
✅ Thẩm định tài sản, cấn trừ công nợ,...
✅ Các mục đích thẩm định khác.
5. Các đối tác sử dụng Dịch vụ Thẩm định giá Máy móc thiết bị của chúng tôi:
✅ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
✅ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
✅ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
✅ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
✅ Và nhiều các ngân hàng, cung các Doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ thẩm định giá máy móc thiết bị tốt nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ thẩm định giá máy móc thiết bị tốt nhất.
· CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐẤT VIỆT
· Website: www.kiemtoandatviet.com
· Văn phòng tại Hà Nội: Số 20C, ngõ 155 Cầu Giấy, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
· Văn phòng tại Hồ Chí Minh: Số 2, Huỳnh Khương Ninh, phường ĐaKao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
· Hotline: 0945 589 666 (Mr Linh)
